Cùng người bệnh đi qua cửa tử

Thứ tư - 27/10/2021 21:47
Hoàn cảnh trên những “chiếc giường đắt nhất thế giới”
Sau 2 ngày đau bụng dữ dội, bệnh nhân A Nin (55 tuổi, xã Đăk Krong, huyện Đăk Glei) đã phải chuyển cấp cứu lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, huyết động ổn định, đau khắp bụng và điều trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp để theo dõi, thực hiện các cận lâm sàng để chẩn đoán. Và điều không mong muốn nhất đã đến, A Nin tiến triển nặng dẫn đến suy đa tạng chỉ sau chưa đầy 24 tiếng nhập viện. Với sự phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn, xử lý nhanh chóng của Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh nhân đã được thực hiện hồi sức cấp cứu kịp thời.
BS CKI Võ Khắc Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc cho biết: “Bệnh nhân nhập khoa trong tình trạng nguy kịch, lơ mơ, kích thích, thở gắng sức, phù toàn thân, huyết động không ổn định, ấn đau khắp vùng bụng. Các xét nghiệm cho thấy chức năng gan thận suy giảm”.
 
Hình 1: Bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
 
Tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh nhân được nhận định sốc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, biến chứng suy đa tạng và có chỉ định lọc máu liên tục, một kỹ thuật cao thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng như: sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ARDS, viêm tụy cấp…
Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân A Nin đã tỉnh táo, có thể ngồi dậy, trò chuyện và ăn uống trong niềm vui mừng của gia đình.
Anh A Phảm, con rể của bệnh nhân A Nin, là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân từ khi nhập viện, cho biết: “ Ba vợ mình tự nhiên đau bụng, trước đây chưa từng đau ốm gì. Vào viện Kon Tum mấy ngày đầu không tỉnh được, chúng tôi rất lo sợ. Mà sau đó được chuyển vào Khoa Hồi sức đây, tỉnh lại, bây giờ nói tiếng địa phương mình rõ lắm, mua 10.000 cháo ở căn tin là đều ăn hết”.
Cách giường bệnh của bệnh nhân A Nin 2 giường là bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo. Bệnh nhân nhập viền điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặng, suy đa tạng. Sau khi trao đổi kỹ lưỡng giữa 2 bệnh viện, ngày 25/9, bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum để thực hiện lọc máu liên tục. Sau 16 ngày điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc với sự theo dõi sát sao, tận tình từ nhân viên y tế, bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo đã dần tỉnh táo và hồi phục thần kỳ.
Nói về quá trình điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo, BS CKI Võ Khắc Tuấn  cho biết: “Bệnh nhân được lọc máu cấp cứu và tiếp tục các biện pháp điều trị từ Bệnh viện Gia Lai. Ghi nhận tình trạng huyết động ổn định sau khoảng 5 tiếng. Bệnh nhân nguy kịch trên nền bệnh phổi COPD khiến quá trình điều trị , cai máy thở hết sức khó khăn.Tuy nhiên do đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh và tập phục hồi chức năng tích cực, bệnh nhân đã cai được thở máy sau 8 ngày điều trị; bình phục và trở về nhà sau 16 ngày điều trị”.
 
Hình 2: Bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo trong ngày xuất viện
 
Chị Nguyễn Thị Thanh Minh – con gái bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo, hiện là bác sỹ tại Bệnh viện điều trị COVID  - 19 đa tầng Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, xúc động chia sẻ: Gia đình chúng tôi có những người làm trong ngành y tế, vì vậy chúng tôi hiểu rất rõ tình trạng bệnh tình của bố mình và đến bây giờ khi bố tôi đã bình phục,  tôi thật sự thấu hiểu và biết ơn những vất vả, hi sinh của đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã tích cực điều trị, chăm sóc bệnh nhân với chẩn đoán nặng như bố của tôi”.
Sát cánh kề vai cùng người bệnh
Sát cánh kề vai là từ dùng để nói về những người là đồng đội của nhau. Thế nhưng tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, chúng tôi dùng để nói về mối quan hệ của nhân viên y tế và người bệnh của họ.
Do tình hình dịch COVID-19 phức tạp nên có những trường hợp người bệnh hoàn toàn không thể có thân nhân túc trực tại khoa Hồi sức tích cực. Khi đó, nhân viên y tế vừa là người điều trị, người chăm sóc và cũng chính là người thân, gia đình của người bệnh.
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, là con gái bệnh nhân Nguyễn Văn Tạo, cho biết: “Gia đình ở Gia Lai, vì điều kiện dịch bệnh nên không có thể chăm sóc bố mình, tất cả mọi hoạt động của bố chúng tôi đều nhờ các bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý ở Khoa Hồi sức. Những lúc khó khăn này, chúng tôi coi họ như chính người thân trong gia đình để tin tưởng, để nương tựa”.
Không chỉ nỗ lực điều trị, chăm sóc người bệnh như người nhà, nhân viên y tế còn là nguồn tiếp thêm niềm tin, hi vọng khi ngày đêm lắng nghe từng nhịp thở, tiếng trái tim của người bệnh. Tại khoa Hồi sức tích cực, sát cánh cùng bệnh nhân vừa là sứ mệnh cũng là khát vọng của mỗi nhân viên y tế.
Anh Ngô Hồng Tư – Điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, chia sẻ:  “Bất kỳ người bệnh nào phải vào khoa Hồi sức thì đã là một điều không may mắn trong cuộc sống rồi và chính trong thời điểm không may mắn này, họ lại chỉ có thể ở bên nhân viên y tế chúng tôi. Vì thế chúng tôi thật sự mong muốn có thể đồng hành, cùng người bệnh vực dậy và bình an trở về bên gia đình thân yêu”
“Phao cứu sinh” đưa người bệnh đi qua cửa tử
Kỹ thuật lọc máu liên tục, hay siêu lọc máu được triển khai từ năm 2015 đến nay và được xem là “phao cứu sinh” cho nhiều người bệnh nguy kịch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Thực tế cho thấy nếu thực hiện lọc máu sớm, phù hợp, thì bệnh nhân có khả năng bình phục rất cao. Ghi nhận tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc- Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, có khoảng 60-70% người bệnh nguy kịch được hồi sức cấp cứu kịp thời, thực hiện lọc máu liên tục đã hồi phục và trở về với gia đình.
BSCKI Võ Khắc Tuấn – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum nói:Phương pháp lọc máu liên tục có ưu điểm là giúp bệnh nhân nặng ổn định huyết động, ổn định nội môi, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, hạn chế nguy cơ tử vong. Đồng thời, kỹ thuật lọc máu liên tục cấp cứu tại Bệnh viện được thực hiện bởi các bác sĩ đã làm chủ được kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong việc xử trí các trường hợp bệnh nhân nguy kịch”.
Sự sống vốn quý giá và chỉ khi trải nghiệm những gì diễn ra ở tại bất kỳ khoa Hồi sức tích cực nào đó, chúng ta mới thấy điều đó thật sự vượt lên trên mọi giá trị khác. Thấu hiểu chân lý ấy, nhân viên y tế của Khoa Hồi sức tích cực và chống độc nói riêng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum nói chung đã luôn nỗ lực, nêu cao tinh thần “Lương y như từ mẫu” để mỗi người bệnh đến, ở và rồi sẽ được trở về vòng tay yêu thương của gia đình./
Hà My
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Cau chuyen CDS
 
BỘ PHÁP ĐIỂN
DỊCH VỤ CÔNG
 
pakn nguoi dan dn
 
Ảnh hoạt động ngành Y tế

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay13,087
  • Tháng hiện tại259,579
  • Tổng lượt truy cập7,856,298
Banner dinh duong me va be
 
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH

152/TB-SYT

Thông báo Về việc thay thế kết quả xếp cấp chuyên môn kỹ thuật cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Thời gian đăng: 13/01/2025

lượt xem: 59 | lượt tải:32

84/TB-SYT

Thông báo Danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025

Thời gian đăng: 07/01/2025

lượt xem: 110 | lượt tải:48

101/SYT-NVYD

V/v chấn chỉnh công tác báo cáo định kỳ của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Thời gian đăng: 08/01/2025

lượt xem: 85 | lượt tải:71

09/QĐ-SYT

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (A Chinh)

Thời gian đăng: 07/01/2025

lượt xem: 89 | lượt tải:39

10/QĐ-SYT

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Nguyễn Minh Sang)

Thời gian đăng: 07/01/2025

lượt xem: 88 | lượt tải:39