Gắp dị vật kích thước 3x3cm ngang eo thực quản của bé trai 3 tuổi

Thứ tư - 17/11/2021 03:36
Vừa qua, các bác sỹ khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã gắp thành công dị vật cản quang kích thước 3x3cm ngang eo thực quản của 1 bé trai. Đây không phải lần đầu Bệnh viện tiếp nhận ca bệnh nhi mắc dị vật nguy hiểm ở đường ăn.
Gắp dị vật kích thước 3x3cm ngang eo thực quản của bé trai 3 tuổi
Bệnh nhân A.D.H, sinh năm 2018, sống ở Xã Xốp huyện Đăk Glei nhập viện trong tình trạng sợ hãi, không nuốt được nước, há miệng và tăng tiết nước bọt, luôn khạc nhổ nước bọt ra ngoài….Bệnh nhân nhanh chóng được kiểm tra cận lâm sàng cần thiết. Qua phim X quang cổ thẳng nghiêng, các bác sỹ phát hiện hình ảnh dị vật hình tròn, cản quang ngang đốt sống cổ C7 – C8. Ngay sau đó bệnh nhi được nội soi thực quản ống cứng qua gây mê nội khí quản, gắp ra dị vật ngang eo thực quản kích thước 3x3cm.
 
Hình 1: Hình ảnh Xquang cổ của bé trai mắc dị vật

BSCKII Lê Thị Mộng Thu – Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết: “Bệnh nhi vô tình nuốt cúc áo khoác cỡ lớn, sau khi nuốt cúc áo nằm ngang gây mắc nghẹn ở thực quản. Nếu không kịp thời xử lý, gấp cứu gắp kịp thời, tình trạng tắc nghẽn đường ăn sẽ nghiêm trọng. Rất may mắn bệnh nhi đã đến Bệnh viện kịp thời và được xử lý ngay sau đó. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định”.
 
Hình 2: Hình ảnh dị vật được lấy ra bằng phương pháp nội soi.

Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một tai nạn rất phổ biến, nếu không được xử lý sớm thì thực sự nguy hiểm; tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Ghi nhận tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum các bệnh nhân đến khám do  dị vật đường ăn rất nhiều, nhất là bệnh nhi. Vì vậy để phòng ngừa dị vật thực quản, các khuyến cáo chính là:
- Không nên ăn uống vội vàng. Không nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, uống .
- Đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. Khi bị hóc không nên chữa mẹo.
- Trẻ em không nên ngậm đồ chơi trong miệng, không để những vật tròn, nhỏ, dễ nuốt quanh trẻ khi không có sự giám sát của người lớn.
- Đối với trẻ nhỏ, người suy giảm trí tuệ, những người mắc bệnh tâm thần, có thể không khai thác được tiền sử nuốt phải dị vật. Những bệnh nhân này có thể có nghẹt thở, không ăn, nôn, chảy nước mũi, thở rít, nước bọt màu máu, hoặc suy hô hấp… Nếu có các dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng như vậy thì nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời…
- Khi phát hiện dị vật, cần đến ngay chuyên khoa tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum để được soi gắp kịp thời, tránh các biến chứng./.
Hà My
Bệnh viện Đa khoa tỉnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
 
Cau chuyen CDS
 
DỊCH VỤ CÔNG
 
Ảnh hoạt động ngành Y tế

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế:

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay5,204
  • Tháng hiện tại97,024
  • Tổng lượt truy cập4,953,792
Banner dinh duong me va be
 
 
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH

118/QĐ-SYT

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề (Phan Thái Thị Hạnh)

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 208 | lượt tải:35

119/QĐ-SYT

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề (Y Thắng)

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 190 | lượt tải:0

120/QĐ-SYT

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề (Đinh Thị Tâm))

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 204 | lượt tải:28

121/QĐ-SYt

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề (Đặng Thị Trâm)

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 247 | lượt tải:34

1198/SYT-TCHC

V/v triển khai sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời gian đăng: 08/04/2024

lượt xem: 219 | lượt tải:21