Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng
Lê Đức Hiếu
2025-01-08T02:21:40-05:00
2025-01-08T02:21:40-05:00
http://syt.kontum.gov.vn/so-do-to-chuc/benh-vien-y-duoc-co-truyen-phuc-hoi-chuc-nang-87.html
/themes/soytkontum_theme/images/no_image.gif
Sở Y tế tỉnh Kon Tum
http://syt.kontum.gov.vn/uploads/bn-so-y-te-2021_new-1-4.png
Thứ tư - 17/02/2021 21:42
Địa chỉ |
Cơ sở 1: 473 Nguyễn Huệ, phường Thống nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Cơ sở 2: Đường Đồng Nai, xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
Số điện thoại |
02603 700 105 |
Fax |
02603 700 105 |
Đường dây nóng |
0972 608 238 |
I. Vị trí, chức năng
1. Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Kon Tum và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn và các bệnh viện chuyên khoa thuộc Bộ Y tế.
2. Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; phục hồi chức năng; tổ chức an dưỡng cho người bệnh và các đối tượng khác có nhu cầu; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng của các cơ sở đào tạo y, dược và các tổ chức, đơn vị có nhu cầu; điều trị, chăm sóc khuyết tật, phục hồi chức năng cho người khuyết tật nói chung và người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi bệnh phong, thực hiện chỉ đạo tuyến về công tác phòng chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thông tư số 37/2011/TT-BYT ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Y học cổ truyền tuyến tỉnh; Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng; phối hợp quản lý và điều trị bệnh phong trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo các hình thức nội trú, ngoại trú, phục hồi chức năng ban ngày và tổ chức an dưỡng:
a) Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền, y học hiện đại, tổ chức an dưỡng, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại theo quy định. Chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn;
b) Tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
c) Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu;
d) Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum tổ chức khám phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân phong mới tại cộng đồng.
2. Nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền và phục hồi chức năng:
a) Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; ứng dụng kỹ thuật mới về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;
b) Phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức nghiệm thu, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học về y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng;
c) Phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu Giám đốc Sở Y tế xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng;
d) Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, bảo tồn, kế thừa, ứng dụng theo quy định của pháp luật.
3. Đào tạo:
a) Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe;
b) Cử công chức, viên chức đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành lâm sàng;
c) Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ y tế về lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định; bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành phục hồi chức năng.
4. Chỉ đạo tuyến:
a) Làm đầu mối thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương;
b) Lập kế hoạch chỉ đạo, triển khai công tác chỉ đạo tuyến về y, dược cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y, dược cổ truyền đối với các cơ sở y tế trong tỉnh;
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo xây dựng vườn thuốc nam trong các cơ sở y tế và thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y, dược cổ truyền và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
d) Tham mưu cơ quan quản lý có thẩm quyền về xây dựng, phát triển mạng lưới và hoạt động phục hồi chức năng.
5. Phòng, chống dịch bệnh:
a) Chủ động hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền;
b) Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;
c) Phối hợp các đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh theo quy định.
6. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe:
a) Tổ chức tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác y, dược cổ truyền và phục hồi chức năng;
b) Tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác phục hồi chức năng nói chung và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nói riêng;
c) Tuyên truyền vận động nhân dân nuôi trồng, thu hái, bảo tồn và sử dụng có hiệu quả cây con làm thuốc.
7. Công tác dược và vật tư y tế:
a) Phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cấp có thẩm quyền về công tác bảo tồn, phát triển dược liệu;
b) Cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú;
c) Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và nhân dân trên địa bàn;
d) Hướng dẫn sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền hợp lý, an toàn, hiệu quả;
e) Bố trí trang thiết bị theo danh mục tiêu chuẩn trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.
8. Quản lý bệnh viện:
a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực y, dược cổ truyền theo quy định;
c) Quản lý nhân lực, cơ sở vật chất của bệnh viện theo quy định.
9. Hợp tác quốc tế:
a) Tham mưu Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền và phục hồi chức năng;
b) Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và phục hồi kinh tế xã hội cho người khuyết tật nói chung với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.
11. Là đầu mối thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế công lập và tư nhân cụm các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông và thành phố Kon Tum.
12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
III. Cơ cấu tổ chức
1. Giám đốc: Nguyễn Thanh Hà.
2. Phó Giám đốc:
- Lâm Văn Lênh;
- Ksor Thu.
3. Các phòng chức năng:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch tổng hợp;
c) Phòng Tài chính - Kế toán;
d) Phòng Điều dưỡng - Công tác xã hội;
đ) Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện;
e) Phòng Vật tư thiết bị y tế.
4. Các khoa chuyên môn:
a) Khoa Khám bệnh đa khoa;
b) Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc;
c) Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng;
d) Khoa Y học cổ truyền;
đ) Khoa Nội tổng hợp - An dưỡng;
e) Khoa Ngoại tổng hợp - Phụ;
e) Khoa Nhi;
g) Khoa Liên chuyên khoa (Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt, Tâm thần kinh);
h) Khoa Dược;
i) Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng;
k) Khoa Dinh dưỡng;
l) Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
m) Khoa Phong - Da liễu.