Tật khúc xạ

Thứ hai - 16/10/2023 05:13
I. Khái niệm về tật khúc xạ
- Mắt chính thị: Chính thị là thuật ngữ dùng mô tả 1 con mắt không có tật khúc xạ. Đó là con mắt ở trạng thái không điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở võng mạc.
- Mắt không chính thị: Khi mắt nhìn xa mà ánh sáng không hội tụ đúng ở trên võng mạc thì mắt đó gọi là mắt không chính thị (mắt có tật khúc xạ).
1.1. Các loại tật khúc xạ: Gồm cận thị, viễn thị và loạn thị.
- Cận thị
Cận thị là một tật khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở trước võng mạc.

 
Cận thị
 
- Viễn thị
Viễn thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở sau võng mạc khi mắt không điều tiết.

 
Viễn thị
 
- Loạn thị
+ Ở mắt chính thị, viễn thị và cận thị, giác mạc có bề mặt hình cầu (giống như bề mặt của một quả bóng tròn), tức là độ cong trên bề mặt giống nhau ở tất cả các kinh tuyến.
+ Ở mắt loạn thị, bề mặt của giác mạc không có độ cong giống nhau ở tất cả các kinh tuyến (giống như bề mặt của một quả bóng bầu dục). Các tia sáng đi vào mắt sẽ không hội tụ ở một điểm mà hội tụ ở 2 tiêu điểm khác nhau (2 tiêu điểm này thực chất là 2 đường thẳng, gọi là tiêu tuyến). Do đó mắt nhìn sẽ không rõ chi tiết các vật.
 Loạn thị có thể đơn độc hoặc kèm theo cận thị hoặc viễn thị.

 
Loạn thị
 
1.2.Tật khúc xạ phụ thuộc vào
- Độ cong của giác mạc.
- Độ cong của thể thủy tinh.
- Độ dài của trục nhãn cầu.
II. Các triệu chứng của tật khúc xạ
2.1. Triệu chứng của cận thị
Mắt cận thị nhìn không rõ các vật ở xa. Khi nheo mắt thì nhìn rõ hơn, vì vậy người cận thị không đeo kính thường nheo mắt khi nhìn xa. Tuy nhiên, mắt cận thị nhìn gần vẫn bình thường. Ở trẻ em, cận thị thường được phát hiện ở học sinh khi trẻ thường nhìn gần hơn bình thường hoặc ngồi ở xa không nhìn được rõ chữ viết trên bảng.
2.2. Triệu chứng của viễn thị
- Mắt viễn thị nhìn xa thường rõ hơn nhìn gần.
- Người viễn thị nhẹ có thể điều tiết đủ để nhìn rõ cả xa và gần. Do đó thị lực có thể bình thường.
- Người viễn thị nặng sẽ điều tiết không đủ do đó cả thị lực xa và thị lực gần đều có thể kém.
- Đôi khi những người viễn thị bị mỏi mắt, nhức mắt hoặc nhức đầu khi đọc sách hoặc làm các việc cần nhìn gần lâu.
- Một số trường hợp viễn thị có thể gây ra lác mắt.
2.3. Triệu chứng của loạn thị
- Người loạn thị có thể nhìn không thật rõ cả ở xa lẫn gần bởi vì không có khoảng cách nào tạo được ảnh võng mạc rõ nét.
- Loạn thị nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Nhưng người loạn thị sẽ mỏi mắt hoặc nhức đầu, nhất là người trẻ khi nhìn gần trong thời gian dài. Người loạn thị nặng có thể nhìn mờ cả khi vật ở xa và gần.
III. Nguyên nhân của tật khúc xạ
Tật khúc xạ có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Yếu tố di truyền từ cha mẹ, ông bà trong gia đình.
- Do quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học, không phù hợp ở lứa tuổi học sinh. Khi đến trường các em phải học tập với cường độ cao trong điều kiện môi trường ánh sáng không bảo đảm, tư thế ngồi học không đúng, đọc sách với cự ly gần trong thời gian dài, bàn ghế học sinh không phù hợp... Khi về nhà các em thường xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần, ít tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, hay đọc sách trong tư thế nằm, đọc ở những nơi không đủ ánh sáng, tự ý đeo kính cận không đúng tiêu cự...
- Có những trường hợp cận thị do chế độ ăn uống không đủ chất  dinh dưỡng.
IV. Một số phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ thường áp dụng hiện nay
4.1. Đeo kính gọng
Đây là phương pháp phổ biến nhất khi người bệnh mắc bất kỳ tật khúc xạ nào. Đây cũng là phương pháp đơn giản và an toàn nhất để cải thiện tình trạng mờ mắt, mỏi mắt của người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa mắt hoặc các chuyên gia khúc xạ sẽ giúp người bệnh lựa chọn được đúng số kính để tầm nhìn sau khi đeo là rõ ràng nhất mà không bị mỏi mắt, đau đầu.
- Điều chỉnh tật cận thị, cần dùng kính cầu lõm (kính phân kỳ hoặc kính trừ). Ở người lớn, có thể đeo kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
- Điều chỉnh tật viễn thị, cần dùng kính cầu lồi (kính hội tụ hoặc kính cộng). Ở trẻ em, viễn thị nhẹ có thể không cần đeo kính nếu như không có triệu chứng (nhìn mờ hoặc mỏi mắt).
- Loạn thị được chỉnh bằng kính trụ. Kính trụ là loại kính chỉ chỉnh khúc xạ ở một trục nhất định. Do đó, khi chỉnh tật loạn thị, phải để trục kính trụ đứng theo trục loạn thị thì mới có tác dụng. Nếu loạn thị kèm theo cận thị hoặc viễn thị thì kính điều chỉnh phối hợp gọi là kính cầu-trụ.
4.2. Đeo kính áp tròng
Đối với một số trường hợp, kính áp tròng sẽ hỗ trợ người bệnh có tầm nhìn rõ ràng hơn, tầm nhìn cũng rộng hơn cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng kính áp tròng, người bệnh cần lưu ý về việc vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh kính áp tròng trước và sau khi đeo thật kỹ lưỡng để đảm bảo không có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc đeo kính áp tròng cần có lời khuyên của bác sĩ vì không phải ai cũng có thể đeo kính áp tròng.
4.3. Điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thay đổi hình dạng của giác mạc mãi mãi. Đây là phương pháp có thể giúp mắt phục hồi nhanh chóng mà không cần nhờ đến các công cụ hỗ trợ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ.
V. Kiểm soát và dự phòng tật khúc xạ
Tật khúc xạ hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện được nếu người bệnh có những thói quen sinh hoạt như:
- Nơi học tập, làm việc đảm bảo đủ ánh sáng, nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, ánh sáng chiếu không gây lóa mắt, góc học tập nên bố trí gần của sổ. Không đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, khi đi tàu xe, khi nằm, khi quỳ.
- Tư thế ngồi học thẳng lưng, hai chân khép để trên nền nhà, đầu cúi 10 - 15 độ. Cần bố trí chiều cao bàn ghế phù hợp để khoảng cách từ mắt đến sách vở khoảng 30 - 35 cm.
- Phải có chế độ học tập và vui chơi ngoài trời hợp lý để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết giữa nhìn gần và xa. Khi học cứ mỗi 45 phút liên tục cho mắt nghỉ giữa quảng khoảng 5 -10 phút. Khi xem TV, chơi điện tử không quá 60 phút mỗi lần, không ngồi quá gần sẽ ảnh hưởng tới mắt.
- Cần có chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo đủ các loại vitamine cho cơ thể, ngủ từ 8 - 10 tiếng một ngày. Sử dụng những loại thức ăn giàu Vitamin A như rau xanh, hoa quả có màu vàng đỏ, gan động vật, trứng....
- Kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm/ một lần cho những trẻ đã mắc tật khúc xạ hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở ... để phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ kịp thời.

 
BS.CKII Nguyễn Văn Khánh
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum
 

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Cau chuyen CDS
 
BỘ PHÁP ĐIỂN
DỊCH VỤ CÔNG
 
Ảnh hoạt động ngành Y tế

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Sở Y tế:

Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay7,256
  • Tháng hiện tại192,178
  • Tổng lượt truy cập7,167,513
Banner dinh duong me va be
 
VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH

676/QĐ-SYT

Quyết định Về việc điều chỉnh phạm vi hành nghề (Trần Thị Thuận)

Thời gian đăng: 20/11/2024

lượt xem: 23 | lượt tải:9

677/QĐ-SYT

Quyết định Về việc cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đợt 19 năm 2024

Thời gian đăng: 20/11/2024

lượt xem: 24 | lượt tải:10

651/QĐ-SYT

Quyết định cấp, cấp lại Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đợt 18 năm 2024

Thời gian đăng: 13/11/2024

lượt xem: 113 | lượt tải:57

634/QĐ-SYT

Quyết định thu hồi Chứng chỉ/Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đợt 04 năm 2024

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 73 | lượt tải:47

4605/TB-SYT

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy

Thời gian đăng: 10/11/2024

lượt xem: 77 | lượt tải:0