Phát triển và giữ chân lực lượng điều dưỡng hiện nay là một trong những thách thức lớn nhất mà người sử dụng nhân viên y tế phải đối mặt, nhất là khi chất lượng chăm sóc y tế lại thường được đánh giá qua chất lượng chăm sóc điều dưỡng. Tổng hòa chất lượng chăm sóc và tay nghề điều dưỡng gắn chặt với chất lượng cuộc sống công việc của người điều dưỡng. Chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng rõ ràng là rất cần cho chất lượng chăm sóc và là một thành tố chủ chốt trong việc thu nhận và giữ chân đội ngũ điều dưỡng. Do vậy, Beth A. Brooks nhấn mạnh việc đo lường chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng, thay cho sự hài lòng với công việc.
Trước đây, ngành điều dưỡng thường chú tâm đo lường hài lòng công việc và nối kết sự hài lòng này với dự hậu người bệnh. Ở những cơ sở thực hành lâm sàng, chúng ta thường nghe nói đến câu “người điều dưỡng hài lòng sẽ khiến người bệnh hài lòng”. Mối liên quan giữa hài lòng với công việc và kết cục của cơ sở đã được bàn luận từ lâu nay trong y văn với liên quan nhân quả thường được tìm thấy như trong các nghiên cứu gần đây (Bradfield & Crockett, 1955; Hom & Kinicki, 2001; Iaffaldano & Muchinsky, 1985; Judge, Thoresen, Bono, & Patton, 2001; Organ, 1988). Lâu nay kiểm định giá trị của khái niệm hài lòng này với kết cục hiệu suất công việc ở cơ sở làm việc cũng còn phải bàn cãi (Brayfield & Crockett, 1955; Hom & Kinicki, 2001; Iaffaldano & Muchinsky, 1985; Judge et al., 2001; Organ, 1988).
Thật vậy, phần lớn những nghiên cứu hài lòng công việc điều dưỡng liên quan đến kết cục người bệnh chỉ cho thấy mối liên quan qua lại chứ không phải liên quan nhân quả (Ma, Samuels & Alexander, 2003). Bản chất cần xem lại của mối liên quan này có thể một phần là do các tiểu mục trong bộ câu hỏi (tham khảo thực nghiệm – empirical referents) thường không đủ mạnh về căn bản giả thuyết hoặc là các định nghĩa hài lòng công việc không rõ ràng, mơ hồ (Brown, 1999). Điều này dẫn đến sử dụng những định nghĩa giả thuyết không hằng định chắc chắn tác động trực tiếp lên việc đánh giá hài lòng công việc. Ngược lại, cuộc sống công việc, nhất là cuộc sống công việc điều dưỡng không có những điểm yếu khi là thông số như hài lòng công việc trong các nghiên cứu về hài lòng. Chất lượng cuộc sống công việc có nền tảng vững chắc từ lý thuyết hệ thống song hành xã hội – kỹ thuật (STS). Giả thuyết xã hội – kỹ thuật hệ thống nhấn mạnh rằng người ta cần song song tối ưu hóa các khía cạnh xã hội (con người) và kỹ thuật (trang bị, môi trường) để không những chỉ cải thiện cuộc sống công việc mà còn làm tăng hiệu suất của tổ chức – cơ quan. Thật vậy, trở về khá xa nhiều năm trước từ những năm 1950, Trist và Bamforth (1951) đã tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa tăng chất lượng cuộc sống với hiệu suất cao. Thêm vào đó, các nhà tâm lý cũng đã phát hiện có đến có tới 30% sự khác biệt trong các thước đo về mức độ hài lòng trong công việc đo lường tính cách mà người sử dụng lao động ít có ảnh hưởng đến (Agho, 1993; Judge, 1993; Remus & Judge, 2003). Do vậy, người sử dụng lao động tiếp tục phải tìm cách làm tăng hài lòng nhằm mục đích tăng hiệu suất.
Lý thuyết về chất lượng cuộc sống ngày càng được làm sáng tỏ. Những phương án đo lường chất lượng cuộc sống đều quan tâm đến việc người lao động làm để cân bằng cuộc sống công việc của họ với cuộc sống gia đình ở nhà. Điều này cũng tương tự như chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng, bởi vì người điều dưỡng, cũng như bất kỳ người lao động khác, thường tìm sự cân bằng công việc với gia đình.
Phạm Bá Đà, Hội Y Dược tỉnh (tóm lược)
Nguồn: Brooks, Beth & Anderson, Mary (2004); “Defining quality of nursing work life”; Nursing economic$; 23; 319-26, 279.