Cơ hội tiếp xúc và nguy cơ lây truyền ở 3.410 người tiếp xúc gần với người bệnh Covid-19 tại Quảng Châu, Trung Quốc: Nghiên cứu thuần tập dọc chiều thời gian
Sở Y tế
2021-02-14T23:33:34-05:00
2021-02-14T23:33:34-05:00
https://syt.kontum.gov.vn/thong-tin-khoa-hoc/co-hoi-tiep-xuc-va-nguy-co-lay-truyen-o-3-410-nguoi-tiep-xuc-gan-voi-nguoi-benh-covid-19-tai-quang-chau-trung-quoc-nghien-cuu-thuan-tap-doc-chieu-thoi-gian-48.html
https://syt.kontum.gov.vn/uploads/news/2021_02/image-20210215113235-1.png
Sở Y tế tỉnh Kon Tum
https://syt.kontum.gov.vn/uploads/bn-so-y-te-2021_new-1-4.png
Thứ tư - 19/08/2020 00:32
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 của những người tiếp xúc gần với người bị nhiễm chưa được ước tính rõ ràng.
Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 của người tiếp xúc gần ở những tình huống khác nhau.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập dọc theo chiều thời gian.
Bối cảnh: Những người tiếp xúc gần của những người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Đối tượng: 3.410 trường hợp tiếp xúc gần với 391 ca bệnh chỉ dấu được truy vết từ 13 tháng 01 đến 06 tháng 03 năm 2020. Những dữ liệu về tình huống phơi nhiễm, xét nghiệm PCR và các đặc điểm lâm sàng của ca bệnh chỉ dấu và ca bệnh thứ phát được thu thập.
Đo lường: Các ca bệnh COVID-19 được chẩn đoán xác định theo hướng dẫn của y tế Trung Quốc. Những lần nhiễm thứ phát ở các bối cảnh khác nhau được tính toán.
Kết quả: Trong số 3.410 tiếp xúc gần, 127 (3,7% [95% CI, 3,1% - 4,4%]) bị nhiễm thứ phát. Trong số 127 người này có 8 người (6,3% [95% CI, 2,1% - 10,5%]) không có triệu chứng. Trong số 119 ca bệnh có triệu chứng có 20 người (16,8%) được xác định là bệnh nhẹ, 87 người (73,1%) trung bình và 12 người (10,1%) là bệnh nặng hoặc rất nặng. So sánh với bối cảnh tiếp xúc ở nhà (10,3%), tần suất mắc bệnh thứ phát là thấp hơn khi phơi nhiễm tại cơ sở y tế (1,0%; OR, 0,09 [CI, 0,04 – 0,20]) và ở phương tiện chuyên chở công cộng (0,1%; OR, 0,01 [CI, 0,00 - 0,08]). Tần suất mắc bệnh thứ phát tăng lên theo mức độ nặng của các ca bệnh chỉ dấu, từ 0,3% (CI, 0,00 to 1,0%) đối với ca bệnh không triệu chứng lên đến 3,3% (CI, 1,8% - 4,8%) với ca bệnh nhẹ, 5,6% (CI, 14,4% - 6,8%) với ca bệnh trung bình và 6,2% (CI, 3,2% - 9,1%) đối với ca bệnh nặng hoặc rất nặng. Ca bệnh chỉ dấu có khạc đàm thường phối hợp với nguy cơ lây nhiễm bệnh thứ phát cao hơn (13,6% so với 3% ở ca bệnh không ho khạc; OR 4,81 [CI, 3,35 - 6,93]).
Hạn chế: Có thể có nhiều sai số nhớ lại đối với triệu chứng khởi phát trong nhóm người bệnh COVID-19 và các triệu chứng và độ nặng của những ca bệnh chỉ dấu có thể không được lượng giá ngay thời điểm có phơi nhiễm tiếp xúc.
Kết luận: Tiếp xúc trong bối cảnh gia đình là hoàn cảnh chủ yếu của lan truyền SARS-CoV-2 và nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 ở những người tiếp xúc gần tăng cùng với mức độ nặng của các ca bệnh chỉ dấu.
Hình. Sơ đồ nghiên cứu
Phạm Bá Đà (lược dịch)