Kết quả 30 trường có bếp ăn đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 96,8%; đồng thời test nhanh 23 mẫu thực phẩm với 79 test (16 hàn the, 17 formol, 01 hypochlorid, 04 nitrit, 06 sulfite, 35 độ sạch bát đĩa), đều cho kết quả âm tính. Nhà bếp của Trường Mầm non Hoa Hồng
(thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi)
Đa số các trường học đã chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm như: Ký kết các hợp đồng cung cấp thực phẩm giữa nhà trường và bên cung cấp; kiểm nghiệm chất lượng nguồn nước dùng để chế biến thực phẩm, thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu theo quy định; thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều; trang bị hệ thống rửa tay và bố trí xà phòng, nước sát khuẩn đầy đủ; duy trì vệ sinh tại khu vực chế biến thực phẩm; nhân viên cấp dưỡng mang, mặc trang phục bảo hộ khi chế biến, chia khẩu phần ăn, được khám sức khỏe định kỳ và được tập huấn, cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm… Khu vực chế biến thực phẩm tại Trường Mầm non Mickey
(thôn Kon Tu 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum)
Tuy nhiên, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Kon Rẫy bếp ăn chưa thực hiện theo nguyên tắc một chiều, tường xung quanh khu vực chế biến chưa bảo đảm vệ sinh…, Đoàn kiểm tra nhắc nhỡ, yêu cầu trường khắc phục và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn Ban Giám hiệu của các trường, người chế biến thực phẩm nâng cao ý thức, trách nhiệm, tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm; hướng dẫn các trường học phát huy vai trò của Hội Phụ huynh trong việc giám sát chất lượng bữa ăn hàng ngày cho học sinh./. Nguyễn Nguyễn Phi Nga
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm