Dự và chủ trì tại điểm cầu trực tuyến của Bộ Y tế có PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đại diện lãnh đạo và chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược, Cục Y tế dự phòng, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng và đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và các Bệnh viện tuyến Trung ương, Viện trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự tập huấn trực tuyến qua ứng dụng Zoom.
Tỉnh Kon Tum tham dự tập huấn với 04 điểm cầu trực tuyến, tại điểm cầu trực tuyến của Sở Y tế có BS.CKII Đỗ Ngọc Hòa Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì, cùng đại diện lãnh đạo, các khoa/phòng liên quan của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y Dược cổ truyền – PHCN, Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An, Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum, Bệnh xá Công an tỉnh, Bệnh xá Tiểu đoàn 24, Bệnh xá Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Ngoài ra còn 03 điểm cầu trực tuyến tại Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi, Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy, Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy để đại biểu các huyện tham dự. Quang cảnh lớp tập huấn tại điểm cầu trực tuyến Sở Y tế
Mở đầu lớp tập huấn, các đại biểu được nghe đại diện Tổ chức Y tế thế giới báo cáo tóm tắt “Tình hình bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới và các biện pháp ứng phó”; tiếp đó GS.TS. Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn trình bày “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ”; đại diện Cục Quản lý khám, chữa bệnh hướng dẫn “Quản lý, điều trị ca bệnh đậu mùa khỉ” và BSCKII. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trình bày về “Một số vấn đề cần lưu ý trong chẩn đoán, điều trị Cúm hiện nay”. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tình hình dịch Đậu mùa khỉ trên thế giới đang diễn biến phức tạp, mặc dù tại Việt Nam chưa phát hiện ca mắc nhưng nguy cơ có ca bệnh từ nước ngoài xâm nhập là có khả năng xảy ra. Để chuẩn bị ứng phó với dịch Đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Đậu mùa khỉ (Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế) . Đây là căn cứ để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai công tác sàng lọc, phân loại, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc, phòng ngừa lây nhiễm chéo người mắc bệnh Đậu mùa khỉ. Đề nghị các đơn vị trong thời gian tới, tiếp tục nghiên cứu, phổ biến đến cán bộ y tế liên quan để triển khai, thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, chuẩn bị về nhân lực, cơ sở hạ tầng, xây dựng các phương án sẵn sàng thu dung, điều trị, chăm sóc người mắc bệnh Đậu mùa khỉ, tổ chức tốt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh Đậu mùa khỉ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tích cực tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, đặc biệt là hoạt động truyền thông nguy cơ đối với bệnh Đậu mùa khỉ cũng như các bệnh dịch khác, đặc biệt là sốt xuất huyết Dengue và Cúm A./. Hoàng Long Quân – Sở Y tế