Sở Y tế tỉnh Kon Tum

http://syt.kontum.gov.vn


Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên

Việc sử dụng test nhanh kháng nguyên ngày càng được chấp nhận rộng rãi như một phương pháp bậc hai giúp chẩn đoán COVID-19 ở bên ngoài các cơ sở y tế. Những test này khác với các xét nghiệm phân tử như RT-PCR, chúng được làm ra để phát hiện sự hiện diện của các protein của vi rút đơn giản bằng những phương pháp sắc ký miễn dịch. Test nhanh kháng nguyên nhắm đích vào protein nucleocapsid của SARS-CoV-2 là protein mà vi rút thể hiện phần nhiều; chủ yếu là để phát hiện nhiễm khuẩn cấp.
Test nhanh kháng nguyên có một số ưu điểm so với xét nghiệm phân tử. Việc làm xét nghiệm có thể được thực hiện bên ngoài các phòng xét nghiệm bệnh viện và nhiều loại test có thể được làm bởi người dân trong cộng đồng.
So sánh với RT- PCR
Điểm khác biệt chủ yếu giữa các loại test nhanh kháng nguyên và kỹ thuật RT-PCR là độ phân tích nhậy của thử nghiệm. Cụ thể là độ nhạy của test kháng nguyên thấp hơn 30% đến 40% so với RT-PCR, tùy vào việc người bệnh được xét nghiệm có triệu chứng hay không (Thư viện Cochrane, 3/2021). Tuy vậy, độ nhậy thấp hơn cũng có cả bất lợi và thuận lợi. Bất lợi đầu tiên là nguy cơ âm tính giả ở người bệnh có tải lượng vi rút thấp nhất là trong giai đoạn sớm của nhiễm vi rút và có thể làm lây lan cho người khác những ngày kế tiếp sau đó. Trong thực hành, nhóm nhỏ này chỉ đại diện cho một phần rất ít những người được xét nghiệm và nguy cơ có thể được làm giảm nhẹ khi làm xét nghiệm liên tiếp. Ngoài ra còn có tăng một ít trường hợp dương tính giả so với các xét nghiệm sinh học phân tử, tỷ lệ này phụ thuộc vào tần suất gây bệnh và tỷ lệ người có triệu chứng. Đối với những test nhanh kháng nguyên thường dùng, giá trị dự báo âm tính là lớn hơn 98% (Boum, 8/2021). Một lợi điểm lớn của những test nhanh kháng nguyên là khó có thể phát hiện acid nucleic tồn dư của vi rút sót lại từ một nhiễm khuẩn cũ ở những người bệnh hồi phục (Mina, 11/2020). Điều này làm giảm bớt việc tập trung cách ly và xét nghiệm.
Cả test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm sinh học phân tử đều cùng chung những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy lâm sàng; bao gồm, chất lượng mẫu thử và thời điểm xét nghiệm so với thời điểm bắt đầu nhiễm bệnh. Người ta ghi nhận là các xét nghiệm thực hiện ở nhóm người không triệu chứng hiệu suất có giảm đi so với nhóm người có triệu chứng, có thể là do mức nồng độ vi rút thấp hơn là do đặc điểm của bản thân các xét nghiệm (Pray, 01/2021).
Những trường hợp sử dụng test nhanh kháng nguyên
Các test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được sử dụng rộng rãi, nhưng sử dụng tối ưu trong trường hợp nào chưa được định rõ. Do độ nhạy và độ đặc hiệu của test kháng nguyên nhanh thấp, các chương trình thường triển khai kỹ thuật RT-PCR khẳng định đối với những trường hợp test nhanh kháng nguyên dương tính ở người không triệu chứng (xác suất pretest thấp), những trường hợp âm tính ở những người có triệu chứng và người có tiếp xúc gần với những ca bệnh dương tính (xác suất pretest cao). Làm test nhanh kháng nguyên liên tiếp cũng rất có ích trong việc tăng độ nhạy và sớm phát hiện nhiễm bệnh trong thời kỳ sớm của lây truyền bệnh. Một nghiên cứu ở hai viện đại học tại Wisconsin sử dụng test nhanh kháng nguyên Quidel Sofia 2 SARS-CoV-2 lấy bệnh phẩm bằng que bán xoắn (mid-turbinated swabs) đã cho kết quả độ nhạy là 79% ở người có triệu chứng và 44% ở người không triệu chứng so với test RT-PCR (Ford, 4/2021; Pray, 01/2021). Phần lớn các kết quả âm tính giả xảy ra ở những người có tải lượng vi rút thấp, thể hiện bằng giá trị ngưỡng chu kỳ (Ct) cao trên xét nghiệm RT-PCR. Một nghiên cứu đa trung tâm từ Tây Ban Nha khảo sát đánh giá test nhanh kháng nguyên Abbott PanBio COVID-19 Rapid Ag test cho thấy độ nhậy 45% ở trẻ em có triệu chứng, gợi ý giảm hiệu suất tương đối so với người lớn, một lưu ý quan trọng dành cho các chương trình “test nhanh đến trường”. Còn bao nhiêu người có kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR dương tính nhưng test nhanh kháng nguyên âm tính vẫn mang vi rút lây truyền bệnh thì thật sự chưa được biết đầy đủ.
Rất ít số liệu có được về những biến đổi hiệu suất của test nhanh kháng nguyên ở người đã tiêm phòng, nhưng về mặt lý thuyết vẫn có nguy cơ vắc xin phòng COVID-19 dẫn đến mức nồng độ vi rút thấp có thể làm giảm độ nhạy của tét nhanh kháng nguyên. Tuy vậy, những dữ liệu được công bố gần đây về biến thể delta gợi ý tải lượng vi rút có thể là tương đương ở người tiêm và người không tiêm chủng (Brown, 8/2021).
Hướng dẫn – Guidelines
Hướng dẫn của IDSA[1] chưa có khuyến cáo chống lại hay ủng hộ việc sử dụng test nhanh kháng nguyên (thường có kết quả ≤1 giờ) so với chuẩn xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (như kỹ thuật RT-PCR) ở người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19, chứng tỏ còn thiếu bằng chứng.
Phạm Bá Đà lượt dịch

Nguồn: https://www.idsociety.org/covid-19-real-time-learning-network/diagnostics/rapid-testing/ 
 

[1] Trang web của IDSA (Infectious Diseases Society of America) – www.idsociety.org
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây